Tóm lược tiểu sử Tôn sư khangser rinpoche
Giới thiệu sơ lược về khangser rinpoche
Là một vị đại lạt ma chuyển thế, cách sống của ngài đơn giản, ngài là một người dễ hòa đồng với mọi người, hơn thế nữa ngài luôn đem tâm từ bi, tấm lòng vị tha của một vị bồ tát tiếp xử với mọi người Lúc nào ngài cũng một lòng hướng về sự lợi ích của phật pháp và nhân loại, vì thế ngài đem tấc cả tâm huyết cộng với lý trí cực kỳ sắc bén vốn có để truyền dạy phật pháp cho thế gian, những điều ngài dạy thật thâm thúy, những kiến giải ngài đưa ra luôn có một sức thuyết phục kỳ lạ, bởi ngài luôn vận dụng trí óc siêu phàm để lý giải một cách sâu sắc không một chút mơ hồ, lối tư duy phóng khoáng ngài truyền đạt tư tưởng qua những ví dụ cụ thể, ngài khiến người nghe phải bật cười trong sự hân hoan và đầy dãy những niềm vui bất ngờ. Ngôn ngữ của ngài lúc nào cũng uyển chuyển, sống động. Những điều ngài dạy thường đi với những gì đang diễn ra trong thực tế, ngài làm người ta phải lắng nghe một cách chăm chú và ngài lại áp dụng lý trí của bản thân, biến chúng thành những công cụ đắc thủ trong việc truyền dạy tư tưởng.
‘‘không một ai thất bại, nếu họ biết được đường lối đúng đắn’’, đây là điều ngài đã từng nói. Có lẽ ngài muốn mỗi người đều có một hướng đi đúng đắn, cho nên suốt cuộc đời của ngài. Ngài luôn chau chuốt những triết lý thâm thúy trong phật pháp để có thể thực hiện được ước mơ của bao người và hàng vàng ngàn trái tim trong hàng vạn thế kỷ qua với bao nhiêu thao thức chấm dứt đi những khổ đau, những nỗi sợ kinh hoàng khi giáp mặt với cái chết, khi đối diện với những nỗi đau mất đi người thân và còn bao nhiêu điều mà chúng ta như chưa từng biết đến khi trải qua trong muôn vạn kiếp sinh tử luân hồi. Vì ta đã quên tấc cả và chẳng nhớ ra gì, đôi khi ta ngộ nhận ra rằng chẳng có gì để nhớ và chẳng có gì cần quan tâm, ta cư xử như một người mất trí và hành động như những kẻ ngu khờ. Ta không hề biết có một con nào đưa ta tới sự bình yên của tâm hồn. Tuy vậy, có những lúc ta lại ngồi một mình. Ta tự tìm mình và chẳng thấy mình ở đâu, ta tìm hoài và không biết ai đang suy nghĩ và liệu ta có phải là cái thân thể này không?
Dửng dưng khi chẳng nhận ra được điều gì? Không còn cách nào khác ta cứ để cuộc sống trôi qua, thời gian cứ trôi đi và chấp nhận lấy cái chết trong sự run sợ và cứ thế tuổi trẻ cứ qua đi không trở lại, như thế ta lại chẳng hề biết đến một con đường thiên liêng nào, rồi đây phương trời nào ta sẽ ra đi.
Có những lúc ta tự cho mình không nên tin điều gì, ta không tin nhân quả hay sự tái sanh, đầu thai. Tuy trong lòng đôi lúc cũng thoáng lên những nỗi lo sợ không biết khi chết rồi ta có còn không, nếu còn ta sẽ ra sao và sẽ ở đâu. Không biết ta làm nhiều tội lỗi và giết hại nhiều sinh vật tạo nhiều ác nghiệp như vậy ta có bị trừng phạt không . Lúc đó đôi khi ta còn khởi lên trong lòng cầu mong khi chết đi là hết, mong sao chẳng có chuyện gì xảy ra tiếp theo. Ta cố tự lừa dối mình để che dấu những tội lỗi mà ta đã gây ra, những việc ta làm ta để tự cho gió cuốn theo mây, rồi cũng đành chấp nhận số mệnh tự nó đưa đầy, bởi như thế ta có thể tự do ngoài vòng pháp luật vì muốn hay không với một lý trí của một con người bình thường, còn đầy dãy những tham đắm trần tục nên không thể chiến thắng được chính mình và dễ dàng từ bỏ bất cứ cái gì để cất bước tìm đến một con đường trong sáng mà không dễ gì mấy ai cũng nhận ra
Đôi khi ta tự cám thấy mình cần phải làm những điều lành rồi muốn đi tìm một chân lý cho cuộc đời mình nhưng vì sự tham lam đối với bản thân, ta không đủ tư tưởng hay ý trí để đi tìm một hướng đi. Ngược lại như thế ta sợ mình mất đi những gì đang có, những cuộc vui chơi, những điều ta chưa thỏa đáng. Vì thế ta để cuộc đời chôn lấp và rồi ta phải kinh hoàng khi một thời niên thiếu bước sang ngang. Tật bệnh đỗ xuống, ta chỉ có thể hối tiếc một thời đã qua, hoang man khi nghĩ tới con đường phía trước mà ta sắp sửa bước tới. Bàng hoàng, buốt lạnh khi một làng gió cuốn lấy thân ta, lúc này ta mới có thể cảm nhận ra một phần nào sự thống khổ khi không có một con đường và ngậm ngùi khi thấy được sự ngu muội của mình trong bao nhiêu năm qua. Chẳng làm được gì, ta không còn đôi bàn tay ngày nào như thời niên thiếu, rốt cuộc chuyện gì đến cũng đã xảy ra. Để tiếp tục cho một sự sống mới không gì hơn người ta phải phụ thuộc vào hên xui hay chờ đợi vào số phận.
Với nguyện ước thiêng liêng cũng như làm vơi hay chấm dứt đi bao nhiêu khổ đau bất hạnh của những người chưa từng biết đến phật pháp không gì hơn chính mỗi người phải tự dùng lý trí của chính mình để nhận ra đâu là con đường chân lý, đâu chính thực là chân sư mà mình cần phải tìm cầu học hỏi và nương tựa। Mỗi người nên tự đòi hỏi và phán xét những gì mình đang chúng kiến xảy ra। Như thế sẽ biết được mình cũng là một con người và có lý trí।
Khangser rinpoche tiều sử
Tôn sư Khangser Rinpoche pháp tự là:Tenzin Tsul Trim Palden
nghĩa là Pháp Trì Giới Hạnh Cát Tường.
Tên thường gọi là Khangser Rinpoche, nghĩa là ngôi nhà vàng kim.
Ngài sanh năm 1975
Năm 1980 được các đại Lạt Ma của Viện Phật Học Tây Tạng Sera Jey công nhận là Khangser Rinpoche chuyển thế đời thứ tám của dòng Gelug. Được biết chuyển thế đời thứ bảy của Khangser Rinpoche trước đó vốn là một trong ba vị đại trưởng lão đảm nhận trách nhiệm tìm kiếm chuyển thế của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14. Năm 1992 Khangser Rinpoche đậu bằng cử nhân (Bachelor) Triết Lý Phật Học về Kinh Bát Nhã Ba La Mật ở trường Phật Học Biện Chứng, nằm trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đang cư ngụ, thuộc tiểu bang Himachal Pradesh, miền Bắc Ấn Độ. Năm 1998 Ngài đậu bằng cao học (Master) Triết Lý Phật Học ở Viện Phật Học Tây Tạng Sera Jey được tái lập ở miền Nam Ấn Độ, một tu viện nổi tiếng trong 3 tu viện lớn nhất của dòng Gelug ở Tây Tạng được lập từ thế kỷ thứ 15. Năm 2000 Ngài được mời làm giảng sư khách ở trường đại học Tribhuwan ở Kathmandu, nước Nepal . Năm 2002, chỉ với tuổi 27 mà Ngài đã đậu bằng Tiến Sĩ Geshe Lharam cao quí, thủ khoa đứng đầu trong số năm ngàn tăng chúng ở tu viện Sera, miền Nam Ấn Độ. Năm 2002 Ngài trước tác luận chú giải Câu Xá Luận dày hơn 300 trang. Năm 2005 Ngài thi đậu với số điểm cao nhất bằng Tiến Sĩ Phật Giáo Mật Tông ở tu viện mật điển Gyuto, Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ. Năm 2007 Ngài sáng lập Cơ Sở Di Sản Văn Hóa Phật Giáo Hy Mã Lạp Sơn tại thủ đô Kathmandu , Nepal . Hiện tại Khangser Rinpoche là giảng sư giảng dạy triết lý Phật học cho hàng trăm Tỳ Kheo và Sa Di ở Viện Phật Học Tây Tạng Sera Jey. Ngài cũng giảng dạy trong các tu viện thuộc dòng Cổ Mật Nyingma và Kagyu ở Dharamsala Ấn Độ và quốc gia Nepal . Ngoài ra Rinpoche còn giảng dạy ở một số trường Đại Học ở Nam Ấn cho sinh viên Ấn Độ, Nepal và các học giả phương Tây.
Tôn Sư Khangser Rinpoche là một vị đại Lạt Ma chuyển thế, sinh ra trong một gia đình tổ tiên theo truyền thống Cổ Mật Nyingma lâu đời và tiền thân Ngài vốn là đại lạt ma dòng Gelug, cho nên Ngài thừa hưởng cả hai di sản truyền thừa qúy báu. Khangser Rinpoche tuy tuổi trẻ nhưng thông minh mẫn tiệp, tiếp thừa nhiều giáo pháp cả hiển lẫn mật trực tiếp từ các vị đại Lạt Ma của dòng phái Cổ Mật Nyingma như đại Lạt Ma Dilgo Khentsen Rinpoche, đại Lạt Ma Khechoe Sangpo Rinpoche; từ đại Lạt Ma Choe Gye Choechen Rinpoche của dòng Sakya, từ các vị đại Lạt Ma của dòng phái Gelug như Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, Lati Rinpoche, Khensur Lobsang và nhiều bậc Thầy vĩ đại khác. Ngài tinh thông luận điển dòng Gelug, dòng Cổ Mật Nyingma và hấp thụ giáo pháp luyện tâm vĩ đại của dòng truyền thừa Kadampa. Ngài là bậc Thầy vĩ đại của thế kỷ thứ 21 với tâm từ bi bao la, cùng nhiệt huyết đem hạt giống thương yêu gieo rắc vào dòng tâm thức tất cả chúng sanh, là một bậc Đại Hùng Biện siêu việt.
Thế danh là: Tenzin Palden Shrestha
Sinh ngày 21 tháng 05 năm 1975. tại Kathmandu
Có Pháp Tự là: Tenzin Tsul Trim Palden. thường gọi là Khangser rinpoche.
Xuất gia và tu học tại Tu Viện Sera jey, miền nam Ấn Độ từ năm 1980. Đến năm 1992 đậu bằng cử nhân (Bachelor) trường Phật Học Biện Chứng (miền bắc Ấn Độ). Đến năm 1998 đậu bằng cao học (Master) triết lý Phật Học, tại Sera jey.
Năm 2000 được mời làm giảng sư tại Trường Đại Học Tribhuwan. Kathmandu . Nepal .
Năm 2002 đậu bằng Tiến Sĩ Geshe Lharam,thủ khoa đứng đầu trong năm nghìn tăng chúng và trước tác Luận chú giải Câu Xá Luận nổi tiếng.
Năm 2005 thi đậu với số điểm cao nhất bằng Tiến Sĩ (Phật Giáo Mật Tông) ở Tu Viện Mật Điển Gyuto, Dharamsala, niềm bắc Ấn Độ.
Năm 2007 sáng lập Cơ Sở Di Sản Văn Hóa Phật Giáo Hy Mã Lạp Sơn tại Nepal .
Và hiện là giảng viên của các trường Đại Học lớn tại Thủ Đô Nepal và niềm nam Ấn Độ. Là một học giả uyên thâm về các giáo lý của Đạo Phật। Và là giáo thọ sư của hàng nghìn tăng chúng.
Pháp hiệu của khangser rinpoche qua 8 đời
1. Khangser Rinpoche chuyển thế đời thứ nhất: Chogtu Ga We Gyalpo (Thắng Lạc Vương)
2. Khangser Rinpoche chuyển thế đời thứ hai: Choe Lu Dar Pen (Đại Phướng Pháp)
3. Khangser Rinpoche chuyển thế đời thứ ba: Shing Sa A Choe (Mộc La Hầu Pháp)
4. Khangser Rinpoche chuyển thế đời thứ tư: Losang Tharpe Gyal Tsen (Hiền Trí Giải Thoát Chiến Thắng Phướng)
5. Khangser Rinpoche chuyển thế đời thứ năm: Ngawang Tenpe Gyal Tsen (Hùng Biện Giáo Pháp Chiến Thắng Phướng)
6. Khangser Rinpoche chuyển thế đời thứ sáu: Na Kha Pa Tharpe Gyal Tsen (Nakhapa Giải Thoát Chiến Thắng Phướng)
7. Khangser Rinpoche chuyển thế đời thứ bảy: Thupten Kunga (Phật Pháp Toàn Hỷ)
8. Khangser Rinpoche chuyển thế đời hiện tại: Tenzin Tsul Trim Palden (Pháp Trì Giới Hạnh Cát Tường)
Kệ tán thán qua 7 đời chuyển thế
Trong cuốn ‘‘ Chuyển Thế Lạt Ma Tiểu Sử’’ do Viện Phật Học Tây Tạng Sera Jey ghi lại có thi kệ tán thán bảy đời chuyển thế của Khangser Rinpoche như sau:
Toàn thể đạo pháp kinh và mật của đấng chiến Thắng thần kỳ,
Lý giải cực kỳ rõ ràng không bợn nhơ,
Biện thuyết tài tình giáo pháp Đức Thích Ca, làm cho tâm trí rực sáng tràn đầy hỷ Lạc,
Thỉnh cầu bậc quân Vương của diệu ngôn.
Thanh trượng kiên cố của vô số kinh điển,
Nắm chặt vũ khí sắt bén của toàn thảy đạo lý,
Hàng phục đối phương, tập đoàn ngụy thuyết điên rồ,
Thỉnh cầu Choe Lu Dar Pen Đại Phướng Pháp.
Bậc Đại Trí Văn Thù Sư Lợi, bao trí huệ của Đấng chiến thắng thâu về một,
Biểu diễn vũ khúc hồng hoa, Tsong Kha Pa,
Mật phi tối thắng, Arya Ta Rê chân thật,
Thỉnh cầu Shing Sa A Choe Mộc La Hầu Pháp.
Bậc đạo sư, bậc kim cang bổn sư, bậc Thiên bảo vệ thoát khỏi sanh diệt luân hồi và Niết Bàn,
Đấng vô địch trang hoàng với tâm kim cang rắn chắc,
Na Kha Pa thiện thuyết giữa chốn hùm beo vẫn an trụ trong tánh khôनग và hỷ lạc,
Thỉnh cầu Tharpe Gyal Tsen Giải Thoát Chiến Thắng Phướng.
Bất nhẫn trước cõi luân hồi ô trược đầy kinh hãi,
Tiếp tục vai trò chuyển thế vì lợi lạc của chúng sanh,
Vươn cao ngọn cờ chiến thắng Losang Tharpe Gyal Tsen Hiền Trí
Giải Thoát Chiến Thắng Phướng,
Thỉnh cầu đấng đại trì giới xứng với danh xưng.
Là Ngawang Hùng Biện Losang Gyalwa thứ hai,
Tenpe Gyal Tsen gìn giữ Chiến Thắng Phướng của Giáo Pháp hiển mật,
Bậc Hộ Pháp ban thịnh vượng cho chúng sanh bằng tuệ, tịnh và hiền,
Thỉnh cầu dưới chân sen Bậc Đạo Sư Tôn Quí.
Bậc đại hùng biện, kinh mật của Losang Gyalwa,
Thuyết và thực hành Phật Pháp Thupten, đóa sen huyền diệu,
Truyền bá chánh pháp khai tâm môn đồ, Toàn quyến thuộc hoan Hỷ Kunga,
Thỉnh cầu Bậc Đại Sư vô song, sáng ngời hơn cả ánh trăng rằm
khangser rinpoche
đệ tử Pháp Đăng kính dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét